PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS QUYẾT THẮNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

                  

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10

                   Chủ đề ngày Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

          Mục  đích tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề ngày Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhằm giới thiệu với bạn đọc những cuốn sách hay có trong Thư viện và đồng thời nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của Phụ nữ Việt Nam bằng những tấm gương tiêu biểu qua các thời kì lịch sử để dồi mỗi chúng ta dù ở cương vị nào cũng trân trọng và tự hào phấn đấu vươn lên xứng đáng với truyền thống vẻ vang ấy. Để kỉ niện ngày Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam  Thư viện trường THCS Quyết Thắng xin trân trọng giới thiệu với quý thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách.

                   “ Mãi mãi tuổi hai mươi” Nguyễn Văn Thạc

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã lùi xa. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại ấy có biết bao người con ưu tú của Tổ quốc đã hy sinh để bảo vệ đất mẹ Việt Nam thân yêu, khi mà tuổi đời còn rất trẻ.

          Máu xương của các anh đã hoà vào non sông, đất nước, là những biểu tượng đẹp trong sáng đến nao lòng. Tổ quốc mãi mãi ghi nhớ sự hy sinh của các anh.

         Cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc do nhà thơ Đặng Vương Hưng  sưu tầm và giới thiệu. Sách được nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành - xuất bản năm 2005 cùng với nhật ký Đặng Thuỳ Trâm.

          Cuốn sách gồm 295 trang, sau khi xuất bản, nó đã được  đông đảo độc giả khắp nơi trong nước háo hức đón nhận. Chúng ta hãy lắng nghe lời tâm sự của thủ tướng Phan Văn Khải sau khi đọc những trang nhật kí của liệt sĩ cũng như nhiều người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, “tôi rất xúc động khi đọc nhật kí của hai liệt sĩ  Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc hai con người, hai cuộc đời hai tấm lòng biết bao đẹp đẽ, giản dị và cao cả, tràn đầy chất anh hùng lãng mạng, có sức truyền cảm sâu xa đến phần trong sáng của con người, như lời tâm sự, lời nhắn nhủ, và cả lời thức tỉnh…”

         Đúng vậy! Có thể coi những trang nhật kí “Chuyện đời” là một cuộc trải nghiệm thực tiễn vô cùng gian khổ nhiều hi sinh nhưng lại tràn đày say mê và hấp dẫn của một thanh niên trí thức Hà Nội trong những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ trước.

         Ngay trên trang bìa là gương mặt tuấn tú với nụ cười tươi sáng của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Ảnh chụp lúc anh vừa đạt giải nhất, học sinh giỏi môn văn lớp 10 toàn miền Bắc. Anh sinh ngày 14/10/1952 tại làng Bưởi - Hà Nội, trong một gia đình nghèo, dù vừa đi học vừa tranh thủ làm phụ giúp gia đình nhưng suốt 10 năm học Phổ thông anh đều đạt được học sinh giỏi toàn diện.

          Anh học giỏi cả Văn và Toán và là sinh viên xuất sắc của khoa Toán cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh được ban tuyển sinh xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô nhưng đó cũng là lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn mới. Chiến trường miền Nam ngày càng gay go, ác liệt. Anh cũng như hàng ngàn sinh viên khác, tạm xếp bút nghiên cởi áo sinh viên khoác lên mình áo lính. Không có sự lựa chọn nào khác khi Tổ quốc lâm nguy.

           “Mãi mãi tuổi hai mươi” trước hết là một cuốn nhật ký đầy đặn theo đúng nghĩa của nó. Cuốn nhật ký được bắt đầu viết từ ngày 02/10/1971 (thời gian đầu của cuộc đời quân ngũ) và kết thúc ngày 24/5/1972 (trước khi hành quân vào tuyến lửa).
        Khoảng khắc thời gian ngắn ngủi chưa đầy một năm, một lát cắt trong cuộc đời con người nhưng nó cho ta thấy thế giới tâm tư phong phú, thấy cả tâm hồn anh, con người anh và đằng sau đó là một thế hệ đẹp đẽ đã sống và ra đi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, theo tiếng gọi của Tổ quốc.
        Ngay từ đầu, cuốn nhật ký đã mở ra những trang đẹp nhất của tâm hồn anh với khát vọng ra đi, lý tưởng chiến đấu và ý thức trách nhiệm vì Tổ quốc.
Anh viết: “Mình đã bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ là từ 9/3/1971, tháng ba của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu và hoa bằng lăng nước” và anh khát khao: “Chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm thời thanh xuân của mình”. Xuyên suốt cuốn nhật ký là khát vọng được vào tuyến lửa, giáp mặt quân thù.
       Lật từng trang sách, chúng ta  sẽ gặp một tâm hồn, một cuộc đời thật đẹp hơn. Chúng ta sẽ được sống lại những tháng ngày bi tráng mà hào hùng của lịch sử dân tộc với chiến trường Quảng Trị, với dòng sông Thạch Hãn lịch sử - nơi mà bao liệt sỹ đã ngã xuống, đã gửi tuổi thanh xuân của mình cho sóng nước mênh mang. Như một nhà thơ đã viết:
                         

“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
                            Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”

          Đó là ngày 6/9/1971 anh lên đường nhập ngũ. Sau 28 ngày nhập ngũ, anh đã ghi những dòng nhật kí đầu tiên. Từ đầu nhật kí theo bước chân anh lính binh nhì dày lên trong chặng đường hành quân của mình, cho đến cuối tháng 5/1972. Nghĩa là sau gần 7 tháng trời, vừa huấn luyện vừa hành quân vào mặt trận, mặc dù phải đi xa, đeo nặng, nhưng tranh thủ lúc nghỉ, ngày nghỉ… Anh đã viết được 240 trang sổ tay. Anh đã ghi chép rất kĩ lưỡng những điều mắt thấy, tai nghe. Anh trải lòng mình qua những chân thật hồn nhiên, tinh tế. Những rung động trước những vùng đất anh qua, những con người anh gặp…

     Những dòng nhật kí ấy cho ta thấy một tâm hồn giàu rung cảm trước thiên nhiên tha thiết yêu quê hương đất nước. Những dòng văn đẹp lấp lánh như làm sáng bừng lên ý chí và nghị lực của  chàng trai Hà Nội, sáng bừng lên lí tưởng của cả một thế hệ đã hi sinh vì Tổ quốc thân yêu. Chắc hẳn khi đọc, chúng ta sẽ không thể quên được những dòng nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc khi anh viết lên những cảm nhận của mình về thiên nhiên bình dị mà thân thuộc: “Chân bước trên rơm thơm, khó ai định liệu được mình còn ao ước cuộc sống nào hơn thế nữa". Chính vì yêu tha thiết quê hương đất nước, người thanh niên ấy đã xây đắp cho mình một ý chí, nghị lực sống và chiến đấu hết mình cho Tổ quốc thân yêu. Ngày 24/12/1971, liệt sĩ đã viết những dòng nhật kí đầy tâm huyết sau khi anh đọc xong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” của Ôt-xtơ-rôpki. Cuốn sách viết về chàng thanh niên Pa-ven – một Đảng viên trẻ tuổi của Đảng cộng sản Liên xô đã sống hết mình cho đất nước, cho nhân dân. Trước hình ảnh của Pa-ven, anh đã viết: "Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời mình cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng”. Đầu năm 1972, ở chiến trường mặt trận Trị- Thiên- Huế, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi rực rỡ, tạo tiền đề cho đại thắng mùa xuân năm 1975. Ngày 4/4/1972, liệt sĩ đã viết: “Đài phát thanh đang truyền đi tin chiến thắng rực rỡ của tiền tuyến ở mặt trận Trị- Thiên- Huế ở đường 9, Cam Lộ, Gio Linh, đã diệt 5.500 tên địch; 10 vạn đồng bào nổi dậy- Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã phải mở thêm các buổi phát thanh để truyền tin chiến thắng của những ngày sôi nổi niềm tin chiến thắng của một dân tộc hôm nay, ừ, chính trong quân đội, mình đã nghe niềm vui ấy dâng lên trong lồng ngực…”

         Có rất nhiều chuyện vui nhưng cũng có cả chuyện buồn. Quan niệm của anh là “… Không ai muốn cuộc đời mình phải buồn bã cả nhưng rất ít người trên đời này đạt được điều mình mong muốn, mất mát nhiều nhưng cố gắng luôn hun cháy lòng mình. Đó mới là điều quan trọng.”

         Hay là sự rung động khoảnh khắc giao mùa của một tâm hồn nhạy cảm.“ Mùa đông chưa về đến đây. Mình yêu cái chuyển tiếp giữa hai mùa này, xốn xang trong lòng nhiều kì niệm. Cây sầu đông chưa mở ra những mối sầu cho mình. Chùm quả chín vàng lấm tấm trên tà áo xanh của bầu trời nhắc mình như cái ngõ hẹp…”

         Chúng ta còn bắt gặp ở đó, một tình yêu đôi lứa của chàng trai Hà Nội. Một tình yêu lí tưởng tiêu biểu cho thanh niên thời ấy. Quen nhau chỉ thời gian 4 tháng, số lần gặp nhau bằng số ngón của một bàn tay, nhưng chừng đó thôi cũng đủ để hình bóng tụ không phai mờ trong nhau. Cứ mỗi lần hành quân qua đây, lòng tôi lại nhớ em da diết màu tím hoa mua, chẳng phải chưa hề biết nhưng đến giờ tôi mới hiểu màu hoa. Có lẽ đó cũng là sức mạnh, là niềm tin, làm cho anh cảm thấy lạc quan trên đường hành quân vất vả hay giữa khốc liệt của chiến trường.

“Đêm chẳng bình yên mà yên lành thế

Quả bom lạnh lùng chúi theo dấu chân

Đường rất thơ là đường hành quân.

Bởi có em đường thành trẻ lại

Đường đánh giặc chẳng bao giờ dừng lại

Đến nơi nào anh cũng thấy em.”

           Tình yêu ấy vượt thời gian và không gian chín lên trong tình cảm thương nhơ, mong ngóng, đợi chờ hi vọng của hai người. Một điều khiến ta không khỏi kinh ngạc là trong một số lá thư viết năm 1971 gửi cho cô bạn gái thân thiết của mình, anh đã dự cảm được ngày 30/4/1975.

          Anh hẹn gặp chị và sẽ trả lời chính xác câu “ Hạnh phúc là gì?”. Lời hẹn tiên tri ấy của anh đã ngân một nốt trầm lắng trong lòng người con gái anh yêu, trong lòng những người cùng thế hệ và đọng lại hôm nay một niềm bi tráng.

          Ngày 30/4/1975 đã qua, nhưng anh và bao đồng đội đã không có mặt trong ngày chiến thắng của dân tộc. Anh đã ngã xuống trong một trận đánh ác liệt bên Thành cổ Quảng Trị khi mà tuổi đời chưa đầy 20 và 10 tháng tuổi quân với “biết bao dự định còn dang dở”

           Đến với “Mãi mãi tuổi hai mươi” để  biết thêm một con người, một cuộc đời “…Ở một thời mà đến được với mọi thời”. Hơn thế nữa, tuổi trẻ chúng ta hôm nay được sống trong một đất nước độc lập tự do, nền độc lập tự do được đánh đổi không ít máu xương của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có và hãy đóng góp phần mình viết tiếp những dòng mới, những dòng vui tươi của dân tộc như lời nhắn gửi mong ước của anh.

         Nhật kí "Mãi mãi tuổi hai mươi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc sẽ là một cuốn sách thật ý nghĩa, một tư liệu quý giá. Các em hãy đến thư viện trường để được đọc cuốn nhật kí chiến trường quý giá này.

 

                                                                                       Người biên soạn

                                                                  

                                                                                                Lưu Thị Dịu

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đã từ lâu, ngày 20/11 đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”. Đó là ngày để các thế hệ học sinh luôn nhắc nhau nhớ về công ơn dạy dỗ của những người thầy, người cô thân thương của mình. T ... Cập nhật lúc : 15 giờ 5 phút - Ngày 27 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Kính thư BGH nhà trường, thưa các thầy giáo, cô giáo và toàn thể các em học sinh thân mến ! Nhân kỉ niệm ngày phụ nữa Việt Nam tôi xin được gửi đến toàn thể các chị, các mẹ lời chúc sức khỏe ... Cập nhật lúc : 14 giờ 54 phút - Ngày 27 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Kính thưa các thầy giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Trật tự an toàn giao thông là một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến cuộc sống và sự phát triển của ... Cập nhật lúc : 14 giờ 11 phút - Ngày 27 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2023 và kỷ niệm 137 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5/1886 - 1/5/2023; Thư viện trường THCS Quyết ... Cập nhật lúc : 8 giờ 17 phút - Ngày 6 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS QUYẾT THẮNG Giới thiệu sách tháng 3 Chủ đề: “Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2023 và ngày thành lập Đoàn 26/3/2023” Cuốn sách: Nhật ký Đặng Thùy ... Cập nhật lúc : 7 giờ 57 phút - Ngày 13 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Hướng tới chủ điểm tháng 2: Mừng Đảng – Mừng Xuân, thư viện trường THCS Quyết Thắng xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các em học sinh cuốn sách. Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 17 phút - Ngày 11 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công dân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX. Người là m ... Cập nhật lúc : 8 giờ 15 phút - Ngày 11 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Trong suốt chiều dài của Lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua bao đau thương mất mát, nhưng đồng thời qua những cuộc kháng chiến, nghệ thuật chiến tranh của dân tộc ta cũng được hình t ... Cập nhật lúc : 8 giờ 24 phút - Ngày 31 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến! Bằng ngôn ngữ trong sáng giản dị kết hợp với những hình ảnh minh họa đẹp mắt, cuốn sách “Một thời bụi phấn: Tập III ” nằm trong bộ sách Kỹ năng ... Cập nhật lúc : 7 giờ 57 phút - Ngày 26 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
Nhân kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), thư viện nhà trường xin gửi lời chúc tới toàn thể các cô giáo, các chị và các em học sinh nữ lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Để biết ơn những người phụ ... Cập nhật lúc : 7 giờ 53 phút - Ngày 15 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
12345678910
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Kết quả điểm trung bình các môn thi HSG lớp 9 cấp huyện năm học 2016-2017( Tham khảo) Các môn: Toán;Văn;Lý;Hóa;Sinh;Sử;Địa;NN và Casio.
Kết quả khảo sát khối 9 tháng 10
Kết quả khảo sát khối 8 tháng 10
Kết quả khảo sát khối 7 tháng 10
Kết quả khảo sát khối 6 tháng 10
Kết quả khảo khối 6 sát tháng 9 năm học 2015-2016
Kết quả khảo khối 7 sát tháng 9 năm học 2015-2016
Kết quả khảo khối 9 sát tháng 9 năm học 2015-2016
Kết quả khảo khối 8 sát tháng 9 năm học 2015-2016
Khảo sát Ngữ Văn 8 đầu năm
Khảo sát Toan 7 đầu năm
Khảo sát Ngữ Văn 9 đầu năm
Thi thử lần 2 vào 10 môn Toán
Thi thử lần 1 vào 10 môn Toán
Kết quả khảo sát tháng 1 -Khối 6
123
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thông báo nghỉ học theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hải Dương
Kế hoạch hoạt động tháng 01/2020
Kế hoạch hoạt động tháng 12/2019
Chương trình tổ chức kỷ niệm NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2019
Kế hoạch hoạt động tháng 11/2019
Kế hoạch tháng 9, tháng 10 năm 2019
Học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh năm học 2018-2019
Kế hoạch chiến lược nhà trường giai đoạn 2013-2018. Tầm nhìn đến năm 2022.
Kế hoạch hoạt động tháng 5/2019
CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI ĐỢT I NĂM HỌC 2018-2019
Chất lượng kháo sát lớp 9 cấp huyện năm học 2018-2019
Kế hoạch công tác tháng 4/2019
Kế hoạch công tác tháng 3/2019
Danh sách học sinh tham dự thi IOE cấp tỉnh năm học 2018-2019
Hướng dẫn của Sở GD&ĐT về việc thi Tiếng Anh trên intenet
1234